ABC về phép biện chứng duy vật

Vietnamese translation of The ABC of Materialist Dialectics by Leon Trotsky. (December 15, 1939)

Phép biện chứng duy vật không hề hư­ cấu hay huyền bí, trái lại đó là khoa học về nhận thức của chúng ta nhằm không chỉ đề cập tới những vấn đề th­ường ngày trong cuộc sống mà còn cố gắng đạt tới những hiểu biết về cả những quá trình phức tạp. Quan hệ giữa phép biện chứng và logic hình thức giống như quan hệ giữa toán học cao cấp và toán học sơ cấp.

Tôi sẽ cố gắng phác hoạ nội dung của vấn đề một cách ngắn gọn và súc tích. Logic của Aristot về phép tam đoạn luận đơn giản bắt nguồn từ định đề cho rằng 'A' bằng 'A'. Định đề này đã đ­ược chấp nhận như một tiền đề cho vô số hoạt động thực tiễn của con người và cho những khái quát hoá cơ bản. Thế nhưng trong thực tế 'A' không bằng 'A'. Điều này có thể dễ dàng được chứng minh nếu chúng ta quan sát hai chữ cái này dưới kính hiển vi -- chúng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, có người sẽ phản đối, vấn đề không phải là kích thước hay hình dạng của các chữ cái, bởi vì chúng chỉ là những ký hiệu cho những lượng bằng nhau, chẳng hạn, một cân đường. Thực chất một cân đường không bao giờ bằng một cân đường – một chiếc cân chính xác hơn sẽ luôn chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Có người sẽ lại phản đối : nhưng một cân đường phải bằng chính nó. Điều này cũng lại không đúng – Tất cả sự vật đều không ngừng biến đổi về kích thước, trọng lượng, màu sắc v.v. Chúng không bao giờ bằng chính bản thân nó. Người nguỵ biện sẽ đáp lại rằng một cân đường phải bằng chính bản thân nó tại một 'thời điểm' nhất định.

Ngoài những giá trị thực tiễn cực kỳ mơ hồ của 'tiền đề' này, nó cũng không chịu đựng nổi những phê phán về mặt lý thuyết. Chúng ta thực sự hiểu từ 'thời điểm' như thế nào? Nếu đó là một khoảng thời gian vô cùng nhỏ, vậy thì một cân đưường thuộc về quá trình của 'thời điểm đó' tất yếu phải biến đổi. Hay có phải 'thời điểm' chỉ là một sự trừu tượng thuần tuý toán học, nhgiã là, một điểm không thời gian? Thế nhng tất cả đều tồn tại trong thời gian; và tồn tại tự nó đã là một quá trình không ngừng biến đổi; thời gian là một nguyên lý cơ bản của tồn tại. Do vậy tiền đề 'A' bằng 'A' nghĩa là một thứ bằng chính bản thân nó nếu như nó không biến đổi, tức là, nó không tồn tại.

Thoạt nhìn dường như sự 'tỉ mỉ' nêu trên là vô ích. Thực tế chúng lại có ý nghĩa cực kỳ quyết định. Một mặt tiền đề 'A' bằng 'A' là nguồn gốc cho mọi hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó cũng là nguồn gốc của tất cả những sai lầm trong kiến thức của chúng ta. Chỉ trong những giới hạn nhất định mới có thể sử dụng tiền đề 'A' bằng 'A' mà không gây ra hậu quả gì. Khi sự biến đổi về lượng là không đáng kể thì chúng ta có thể coi 'A' bằng 'A'. Đây chính là trường hợp khi người bán và người mua cân nhắc về một cân đường. Hoặc khi chúng ta quan tâm đến nhiệt độ của mặt trời. Chúng ta coi khả năng thanh toán của một đồng dollar cũng theo cách này. Nhưng khi sự biến đổi về lượng vượt quá giới hạn nhất định nó sẽ chuyển thành những biến đổi về chất. Một cân đường khi đem so với nước hay dầu về mặt tác dụng thì nó không còn là một cân đường nữa. Một đồng dollar trong tay một vị tổng thống cũng không còn là một đồng dollar nữa. Để xác định được chính xác khoảng khắc tại điểm tới hạn mà lượng biến đổi thành chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và khó khăn nhất trong mọi lĩnh vực tri thức trong đó bao gồm cả xã hội học.

Mọi công nhân đều hiểu rằng không thể có hai sản phẩm giống hệt nhau. Trong khi chế tạo trụ lót và đệm hình côn, đệm hình côn này chỉ được phép có một sai lệch nhất định không vượt quá giới hạn cho trước ( gọi là dung sai). Và bằng cách đối chiếu với chỉ tiêu về dung sai, các lõi sẽ được coi như bằng nhau. ('A' bằng 'A'). Khi dung sai vượt quá lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, nói cách khác, đệm hình côn trở thành loại sản phẩm kém phẩm chất hay hoàn toàn vô giá trị.

Những tư tưởng khoa học chỉ là một phần thực tiễn tổng quát của chúng ta, trong đó bao gồm cả kỹ thuật. Đối với những quan niệm cũng tồn tại 'dung sai' được thiết lập không phải bởi logic hình thức bắt nguồn từ tiền đề 'A' bằng 'A', mà bởi logic biện chứng bắt nguồn từ tiền đề tất cả đều không ngừng vận động biến đổi. 'Lý trí thông thường' được đặc trng bởi một thực tế là nó thường vượt quá 'dung sai' biện chứng một cách có hệ thống.

Những ý nghĩ thông tục cho rằng những quan niệm như chủ nghĩa tư bản, đạo đức, tự do, nhà nước của công nhân, v.v là cố định, trừu tượng; cho rằng chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa tư bản, đạo đức bằng đạo đức v.v. tư duy biện chứng phân tích tất cả mọi vật và hiện tượng trong sự biến đổi không ngừng của chúng, trong đó quyết định bởi những điều kiện vật chất của sự biến đổi trên tới mức vượt quá giới hạn nhất định thì 'A' không còn là 'A', nhà nước của công nhân không còn là nhà nước của công nhân.

Sai lầm cơ bản của suy nghĩ thông thường nằm trong thực tế là nó mong muốn tự bằng lòng với những dấu ấn bất động của thực tại, cái luôn bao gồm cả sự vận động bên ngoài. Suy nghĩ một cách biện chứng, bằng những xấp xỉ kỹ lưỡng, sẽ đem lại cho các khái niệm sự đúng đắn, sự cụ thể hoá, sự phong phú về nội dung và sự linh hoạt; tôi có thể nói rằng thậm chí một độ chín muồi về nội dung mà trong chừng mực nhất định làm cho các khái niệm tiến gần sát hơn với những hiện tượng sống động. Không phải chủ nghĩ tư bản nói chung mà là chủ nghĩ tư bản trong một giai đoạn phát triển nhất định. Không phải nhà nước của giai cấp công nhân nói chung mà là một nhà nước của gai cấp công nhân ở một đất nước lạc hậu đang bị đế quốc bao vây.

Tư duy biện chứng quan hệ với tư duy thông thường cũng giống như quan hệ giữa một hình ảnh động và một bức ảnh tĩnh. Hình ảnh động không hề loại bỏ sự tồn tại của bức ảnh tĩnh mà trái lại nó bao gồm một chuỗi các ảnh tĩnh tuân theo những định luật chuyển động nhất định. Phép biện chứng không phủ nhận tam đoạn luận, mà dạy cho chúng ta phải biết kết hợp với tam đoạn luận theo cách nào đó để đem lại cho chúng ta sự hiểu biết sát hơn với thực tại bên ngoài luôn biến đổi. Trong cuốn Logic của Hêgen, ông đã đa ra một loạt các quy luật: sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, sự phát triển thông qua mâu thuẫn, sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, sự gián đoạn trong liên tục, sự biến đổi từ khả năng đến tất yếu, v.v., đây là những quy luật thực sự quan trọng đối với quá trình tư duy cũng như đối với các nhiệm vụ đơn giản hơn trong phương pháp tam đoạn luận đơn giản.

Hêgen đã viết ra trước cả Đác-uyn và trước cả Mác. Nhờ có sự thúc đẩy mạnh mẽ đến tư tưởng từ cuộc Cách Mạng Pháp, Hêgen đã báo trước sự chuyển biến sâu sắc trong khoa học. Nhng bởi nó chỉ là một sự dự đoán, dù là của một thiên tài, nó đã tiếp nhận từ Hêgen bản chất duy tâm. Hêgen coi rằng ý thức hệ vô hình là thực tại cuối cùng. Mác đã chứng minh sự vận động của ý thức hệ vô hình này không phải cái gì khác mà trái lại chính là sự vận động của vật chất.

Chúng tôi gọi phép biện chứng của mình là duy vật bởi gốc rễ của nó chẳng phải ở trên thiên đàng hay ở sâu thẳm trong 'ý chí tự do' của chúng ta mà là ở trong thực tại khách quan, trong tự nhiên. ý thức nảy sinh từ vô thức, tâm lý nảy sinh từ sinh lý, hữu cơ nảy sinh từ vô cơ, thái dương hệ được hình thành từ các tinh vân. Trên mọi nấc thang của quá trình phát triển này, những biến đổi về lượng sẽ chuyển thành biến đổi về chất. tư duy của chúng ta, bao gồm cả tư duy biện chứng, chỉ là một trong những hình thức biểu hiện rằng vật chất đang biến đổi. Trong hệ thống này không hề có chỗ cho thượng đế, hay quỷ sứ, hay linh hồn bất diệt, hay quy tắc vĩnh viễn cho những quy luật và luân lý. Phép biện chứng trong tư duy, nảy sinh từ phép biện chứng của tự nhiên, do vậy nó luôn có bản chất duy vật xuyên suốt.

Học thuyết Đác-uyn, giải thích sự tiến hoá của các loài thông qua sự biến đối về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất, đã là một thắng lợi cao nhất của phép biện chứng trong toàn bộ lĩnh vực vật chất hữu cơ. Một chiến thắng vĩ đại khác là sự khám phá ra bảng khối lượng nguyên tử của các yếu tố hoá học cơ bản và hơn thế nữa là sự biến đổi từ yếu tố này sang yếu tố khác.

Với những sự biến đổi này(biến đổi của loài, các yếu tố hoá học, v.v) rất gần với một vấn rất quan trọng trong tự nhiên cũng như trong khoa học xã hội, đó là vấn đề phân loại. Hệ thống phân loại của Linnaeus ( thế kỷ 18), sử dụng điểm xuất phát là tính bất biến của các loài, đã bị hạn chế trong sự mô tả và phân loại thực vật theo những đặc tính bề ngoài của chúng. Thời kỳ trứng nước của thực vật học cũng tương tự như thời kỳ trứng nước của logic vậy, bởi vì ý thức của chúng ta phát triển cũng giống như mọi vật có sự sống khác. Chỉ có sự bác bỏ một cách kiên quyết ý tưởng cho rằng loài là cố định, chỉ có sự nghiên cứu lịch sử tiến hoá của thực vật và những giải phẫu về chúng, mới đặt được cơ sở cho sự phân loại thực sự khoa học.

Mác, khác biệt với Đác-uyn, là một nhà biện chứng ý thức, đã đặt nền tảng cho sự phân loại xã hội loài người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và trong cấu trúc của mối quan hệ sở hữu cấu thành nên cấu trúc xã hội. Học thuyết Mác đã thay thế cho sự phân loại có tính chất mô tả thô thiển về xã hội và nhà nước, cái mà thậm chí cho đến nay vấn còn hưng thịnh trong các trường đại học, bằng một sự phân loại biện chứng duy vật. Chỉ thông qua việc sử dụng phương pháp của Mác mới có thể xác định đúng đắn khái niệm về nhà nước và thời điểm suy sụp của nó.

Tất cả, như chúng ta thấy, không hề chứa đựng điều gì 'siêu hình' hay 'giáo điều', như những khẳng định ngu dốt kiêu ngạo. Logic biện chứng biểu hiện ở những quy luật về vận động trong tư tưởng khoa học đương thời. Trái lại cuộc đấu tranh chống lại phép biện chứng duy vật lại biểu hiện ở quá khứ xa xôi, ở sự bảo thủ của giai cấp tiểu tư sản, ở sự tự phụ của những kẻ thủ cựu trong các trường đại học và...ở một tia hy vọng vào kiếp sau.

15 tháng 12, 1939.